Tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu quy tụ hơn 20.000 đối tượng nghiên cứu và phát hiện ra rằng, thực sự có một mối quan hệ nhất định giữa thứ tự sinh và chỉ số IQ.
Chỉ số IQ của con trai cả và con gái cả cao hơn so với các em trai và em gái khác trong gia đình. Cụ thể, chỉ số IQ trung bình của đứa con thứ nhất cao hơn đứa thứ hai 1,5 điểm, chỉ số IQ trung bình của đứa thứ hai cao hơn đứa thứ ba 1,5 điểm.
Ảnh minh họa.Con cả có yêu cầu cao hơn đối với bản thân
Trong cuốn sách “Kỷ luật tích cực” có đề cập, con cả là đứa con đầu tiên được sinh ra, chúng sẽ nghĩ rằng mình phải là người đầu tiên hoặc giỏi nhất để tỏ ra quan trọng. Vì vậy, con cả rất có trách nhiệm và cầu toàn. Yêu cầu đối với bản thân cao, chỉ số thông minh lại tương đối cao, đương nhiên sau khi trưởng thành càng dễ có tiền đồ hơn.
Cha mẹ thường yêu cầu con cả phải là tấm gương tốt
Trong giáo dục của nhiều gia đình, nếu có con thứ hai, con thứ ba thì con cả phải chăm sóc em, nên con cả phải làm gương tốt.
Người anh cả gánh trên vai trách nhiệm nặng nề trong việc dạy dỗ những đứa em nên đương nhiên sẽ học hành chăm chỉ hơn, sau này sẽ có triển vọng hơn.
Ảnh minh họa.Con cả thường được sinh ra vào độ tuổi sinh nở tốt nhất của cha mẹ
Ngày nay, nhiều người kết hôn muộn và sinh con muộn, thời điểm con cả ra đời thường là độ tuổi sinh con tốt nhất của cha mẹ. Một người tốt nghiệp đại học khoảng 21 tuổi, làm việc thêm một vài năm, 25 tuổi kết hôn đã được coi là sớm. Kết hôn ở tuổi 25 và khoảng một hoặc hai năm sau đó sẽ sinh con, đó là độ tuổi sinh đẻ tốt nhất.
Độ tuổi sinh con tốt nhất của phụ nữ là từ 24 đến 29 tuổi và độ tuổi sinh con tốt nhất của nam giới là từ 25 đến 35 tuổi, vì vậy khi con cả ra đời cũng là độ tuổi sinh con tốt nhất của cha mẹ.
Tại thời điểm này cơ thể của cha mẹ là khỏe mạnh hơn, chất lượng trứng và tinh trùng sẽ tốt hơn, mẹ được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hơn và sẽ có gen bẩm sinh tốt hơn khi mang thai.
Con cả được cả nhà quan tâm nhiều hơn
Con cả là đứa con đầu tiên trong gia đình nên khi được sinh ra cha mẹ có thể chăm sóc con cả cẩn thận hơn. Khi nuôi con cả cha mẹ sẽ chú ý và tập trung hơn. Cho nên, con cả có tiền đồ hơn cũng là bởi vì có được nhiều nguồn lực.
Tuy nhiên, chỉ khi tất cả con cái trong gia đình đều thành đạt và hiếu thảo, mới có thể hạnh phúc và khỏe mạnh trong những năm cuối đời, vì vậy trong một gia đình đông con, việc giáo dục của cha mẹ rất quan trọng.
Một đứa trẻ có thể không có tiền đồ lớn, nhưng phải biết bằng lòng và hạnh phúc, phải biết tôn kính cha mẹ của mình.
Hơn nữa, trong việc giáo dục những gia đình đông con, cha mẹ phải tránh thiên vị.
Có câu chuyện về hai anh em ruột đánh nhau bị thương dẫn đến cả hai phải nhập viện. Nguyên nhân chính là do cha mẹ đã không công bằng khi chia tài sản, giao hết tài sản cho người con trai út. Người con cả khi còn trẻ đã phải trả giá rất nhiều, khi anh làm việc vất vả trên mảnh đất của gia đình thì người em được đi học. Nhưng sau khi chia tài sản, anh cả nhận được rất ít, vì vậy anh cảm thấy rất khó chịu, dẫn đến mâu thuẫn gia đình.
Vì vậy, sự thiên vị của cha mẹ rất dễ dẫn đến bất hòa giữa anh chị em trong nhà. Trong gia đình đông con, cha mẹ càng phải quan tâm giáo dục nếu muốn con cái có tiền đồ và hiếu thảo hơn. Điều quan trọng nhất là áp dụng các phương pháp nuôi dạy khác nhau đối với những đứa trẻ khác nhau, để mỗi đứa trẻ đều cảm nhận được sự quan tâm yêu thương và có dũng khí theo đuổi ước mơ của mình.
-> Có 5 dấu hiệu này đứa trẻ lớn lên dễ thành “phá gia chi tử”T. Linh