Theo chuyên gia, việc ép buộc hoặc năn nỉ con học đều không phải là phương pháp hiệu quả. Thay vào đó, cha mẹ nên để trẻ tự ý thức được việc học có lợi cho chính bản thân mình.Hiệu trưởng trường Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) từng đưa ra lời khuyên: “Nếu trẻ chán học, không chịu học, hãy đưa trẻ đến ba nơi sẽ hiệu quả hơn là mắng mỏ”.
1. Đưa con ra đường phố lúc 3 hoặc 4 giờ sáng
Đây là thời điểm mà hầu như cả thế giới đã chìm sâu vào giấc ngủ, thế nhưng vẫn có nhiều người phải thức dậy từ rất sớm để mưu sinh, kiếm sống hay có những người đến giờ đấy mới có thể kết thúc công việc để về nhà.
Khi bước ra đường lúc 3 đến 4 giờ sáng, chúng ta thường bắt gặp những hoàn cảnh như:
- 3 giờ 30 phút sáng: Bác tài xế xe tải đang mệt mỏi tranh thủ vận chuyển bê tông, cốt thép trên đường phố.
- 4 giờ sáng: Bà bán phở đang vội vàng chuẩn bị nồi nước lèo để phục vụ bữa sáng cho khách hàng.
- 4 giờ 30 sáng: Vị bác sĩ trông mệt mỏi vừa hoàn thành ca mổ liên tục kéo dài 12 tiếng đồng hồ, lê tấm thân mệt mỏi ra khỏi cổng bệnh viện.
- 5 giờ sáng: Những công nhân vệ sinh đã bắt đầu xuống phố để quét dọn.
Ảnh minh họa
Khi trẻ chứng kiến những cảnh tượng đó, chúng sẽ nhận ra rằng khi chúng phàn nàn việc học hành thì luôn có những người còn mệt hơn con gấp mười, gấp trăm lần. Từ đó, chúng sẽ có động lực chăm chỉ hơn.
2. Đưa con đến ga tàu và sân bay
Khi trẻ không muốn học, hãy đưa trẻ đến ga tàu và sân bay để trải nghiệm. Ở ga tàu, trẻ có thể cảm nhận sự mệt mỏi của cuộc sống. Đây là nơi đông đúc, xô bồ với rất nhiều con người với nhiều hoàn cảnh khác nhau mà đa phần là những người ở tầng lớp trung lưu và thấp hơn.
Họ vội vã, tay xách nách mang với túi lớn túi nhỏ với khuôn mặt chờ đợi. Nơi này nóng nực, nhiều khói, mùi mồ hôi thoang thoảng…
Ở sân bay, trẻ sẽ nhìn thấy một khung cảnh trái ngược: Những con người di chuyển trong sân bay đa phần có học thức, là người có tiền, ăn mặc lịch sự. Khung cảnh trong sân bay cũng ít khi có cảnh chen lấn, xô đẩy, mùi mồ hôi nhễ nhại.
Ảnh minh họa
Người có điều kiện hơn sẽ đi máy bay, và ngược lại. Mặc dù phương tiện đi lại không thể chứng minh hay đo lường thành công của một người, tuy nhiên hãy để trẻ thấy và cảm nhận để rút ra những góc nhìn riêng cho mình.
Trẻ muốn trở thành ai trong số họ, muốn hiện hữu ở ga tàu hay sân bay? Quyền quyết định là ở trẻ. Trẻ sẽ suy nghĩ và biết mình cần phải làm gì.
Hãy khuyến khích trẻ học tập chăm chỉ, dạy cho trẻ hiểu rằng nỗ lực hiện tại của con sẽ giúp cho con có cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai.
Đưa con đến những vùng núi nghèo khó
Những trẻ sinh ra ở vùng núi thường thiếu thốn về điều kiện vật chất: Không có đồ ăn ngon mặc đẹp, không có internet, không có phương tiện đi học… Sau giờ làm các em phải phụ cha mẹ đi chăn bò, cuốc cỏ, trèo đèo lội suối…
Ảnh minh họa
Nhưng trẻ em ở miền núi nghèo sẽ không bao giờ phàn nàn, vì các em biết rằng học tập là cách duy nhất để thoát nghèo, thay đổi số phận của mình.
Chính vì vậy, nếu có điều kiện, cha mẹ hãy đưa con đến những vùng núi cao nghèo khó, cho con tiếp xúc và kết bạn với những đứa trẻ chăm chỉ này. Đồng thời hãy giải thích cho con hiểu rằng, dù nghèo nhưng các bạn vẫn chăm chỉ học tập và làm việc. Sau đó đem so sánh lại với điều kiện sống đủ đầy mà các con đang có.
Và cuối cùng, cha mẹ đừng quên dạy con rằng: Phải mất 4 năm cây tre mới phát triển được 3 cm, nhưng từ năm thứ 5, chúng đã phát triển rầm rộ với tốc độ 30 cm mỗi ngày, và chỉ mất 6 tuần để phát triển đến 15 mét.
Thực tế, 4 năm trước, những gốc tre đã vươn dài hàng trăm mét vuông trong đất.