Theo ước tính, giá trị thị trường thịt lợn và thịt gia cầm tại Việt Nam vào khoảng 15 tỷ USD. Dù giàu tiềm năng nhưng thị trường thịt hiện nay vẫn còn phân mảnh và phần lớn chưa được chuẩn hóa.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng chú trọng về nguồn gốc của thực phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng. Các chị em nội trợ cho biết sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua thực phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh. Vì vậy, các thương hiệu thịt được đầu tư chế biến theo công nghệ hiện đại, đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới được người tiêu dùng ngày càng quan tâm.
Bên trong tổ hợp chế biến thịt MEATDeli Sài Gòn
Đầu tư quy mô và bài bản, hướng đến nâng cao chất lượng bữa ăn Việt
Việt Nam là một trongsố ít quốc gia còn sử dụng dạng thịt tươi ngay sau khi giết mổ (hay còn gọi là thịt nóng). Ở hầu hết các quốc gia tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật, châu Âu,… thịt mát được sử dụng thay cho thịt nóng.
Tại Việt Nam, Masan MEATLife (MML), một thành viên củaTập đoàn Masan là đơn vị tiên phong và duy nhất đầu tư quy mô bài bản cho thị trường thịt mát tiêu chuẩn châu Âu này. Tính cho đến nay, Masan MEATLife đã khánh thành và đưa vào khai thác 2 tổ hợp chế biến thịt mát với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 2.800 tỷ đồng tại Hà Nam và Long An.
Thịt mát MEATDeli chế biến theo công nghệ châu Âu
Kể từ khi ra mắt, thương hiệu MEATDeli của Masan MEATLife được hàng triệu người tiêu dùng Việt ưa chuộng bởi sự tươi ngon, nguồn gốc truy xuất rõ ràng và quy trình 3F (Feed-Farm-Food) tiêu chuẩn.
Thịt gia cầm vốn đóng vai trò quan trọng thứ 2 trong bữa ăn của gia đình Việt, chỉ sau thịt lợn, nhưng thực tế mảng thị trường này lại chưa được đầu tư đúng mức, dẫn đến năng suất thấp, thiếu sản phẩm mới, chất lượng cao và đột phá.
Chính vì vậy, Masan MEATLife tiếp tục đầu tư 613 tỷ đồng cho 51% cổ phần Công ty 3F Việt. Đây là đơn vị đang đi đầu về các sản phẩm từ gia cầm như thịt gà mát đóng gói và các sản phẩm chế biến từ thịt gà.
Nhận định về bước đi chiến lược này, Masan MEATLife cho biết việc mở rộng sang thị trường thịt gia cầm thông qua khoản đầu tư vào 3F VIỆT là bước đi chiến lược hướng đến tầm nhìn chuyển đổi MML thành một công ty hàng tiêu dùng thực thụ.
Với cột mốc quan trọng này, MML kỳ vọng sẽ mang đến cho người tiêu dùng những giá trị đột phá, theo hướng có thể nhân rộng và phát triển để trở thành các thương hiệu mạnh số 1 tại Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy, trong từng bước phát triển của mình, MML luôn hướng đến mục tiêu cung cấp sản phẩm thịt tươi ngon, dinh dưỡng, giá cả hợp lý và truy xuất được nguồn gốc cho người tiêu dùng.
Gia tăng năng suất, chất lượng và tính bền vững của mô hình 3F
Mục tiêu đến năm 2025, MML nắm giữ 10% thị phần thị trường đạm động vật trị giá 15 tỷ USD trên toàn quốc và đạt biên EBITDA trên 20% với danh mục thịt tươi, thịt chế biến đột phá và đa dạng.
MML sẽ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, xây dựng các thương hiệu Việt vững mạnh, đa dạng hóa sản phẩm, để ra mắt các phát kiến mới, phục vụ nhu cầu tiêu dùng hiện đại với thịt mát chế biến, thịt mát tẩm ướp sẵn (Ready-to-Cook).
Người tiêu dùng mua thịt heo sạch MEATDeli tại cửa hàng VinMart+
Vừa qua, Tập đoàn Masan đã công bố hợp tác chiến lược với De Heus Việt Nam (công ty con của Royal De Heus Group - Hà Lan). Theo đó, De Heus Việt Nam sẽ tiếp quản mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi và đầu tư từ 600 - 700 triệu USD vào chuỗi cung ứng đạm động vật tại Việt Nam.
Giao dịch này là một phần của Bản ghi nhớ về Quan hệ Hợp tác ("MOU") được hai bên ký kết vào tháng 9-2021: Masan MEATLife sẽ tập trung nguồn lực phát triển các sản phẩm thịt có thương hiệu còn De Heus sẽ ưu tiên cung cấp các giải pháp dinh dưỡng, con giống và chăn nuôi.
Sự hợp tác này giữa Masan và De Heus, thâm niên 100 năm trong lĩnh vực dinh dưỡng động vật và chăn nuôi, được xem là một sự kết hợp đầy triển vọng, có thể đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa chuỗi giá trị đạm động vật.
Giao dịch và việc thực thi MOU được kỳ vọng sẽ thúc đẩy gia tăng năng suất, chất lượng và tính bền vững của mô hình chuỗi cung ứng tích hợp 3F (Feed-Farm-Food).Cụ thể, De Heus sẽ cung ứng lên đến 70% nhu cầu thức ăn chăn nuôi cho trang trại của MML và ít nhất 2,8 triệu heo thịt cho các sản phẩm thịt mát và thịt mát chế biến của MML trong 5 năm tới. Thỏa thuận hợp tác giữa hai bên sẽ đảm bảo nguồn heo đầu vào cho MML với giá cả ổn định, chất lượng cao và chuẩn hóa, để phục vụ người tiêu dùng các sản phẩm thịt ngon, an toàn với giá cả hợp lý.
Trước đó, tại lễ ký kết Bản ghi nhớ MOU giữa Masan và De Heus, ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, chiến lược của hai đơn vị cũng trùng khớp với tư duy, định hướng của Bộ và Chính phủ Việt Nam. Sự hợp tác tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh của hai đơn vị sẽ giúp nâng cấp chuỗi ngành hàng. Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn, ngoài việc nâng cấp còn mở rộng chuỗi ngành hàng để mở ra hợp tác với các HXT, nông dân chăn nuôi, tạo ra hệ sinh thái rộng lớn hơn.
Có thể thấy, các bước đi chiến lược của MML đều nhất quán với chiến lược "đặt trọng tâm vào ngành thịt" và từng bước hiện thực hóa tầm nhìn xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng, phục vụ xuyên suốt từ sản phẩm đến dịch vụ của Masan Group.Theo đó, Masan sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác lớn để hiện thực hóa nền tảng "Point-of-Life", đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại, mang đến lợi ích cho người tiêu dùng Việt.
Bằng sức mạnh hiệp lực của chuỗi hệ thống phân phối từ truyền thống đến bán lẻ hiện đại, với gần 2.500 siêu thị và cửa hàng VinMart/VinMart+, Masan MEATLife như "hổ mọc thêm cánh" khi có cơ hội mở rộng thị phần nhanh chóng.
Mảng kinh doanh thịt mát có thương hiệu MEATDeli của Masan MEATLife (MML) đánh dấu cột mốc quan trọng khi có quý đầu tiên đạt lãi ròng vào quý 3/2021.
S.D