GĐXH - "Ly hôn trên giường" hay còn gọi là "ly hôn khi ngủ" là cách thức ngăn chặn sự oán giận làm xấu đi quan hệ vợ chồng.
Trong khảo sát gần đây của Học viện Y học về Giấc ngủ Mỹ (AASM) với hơn 2.000 người cho thấy các cặp vợ chồng đang sử dụng nút bịt tai, bịt mắt, tắt báo thức và lên giường sớm hơn hoặc muộn hơn để hỗ trợ lẫn nhau cùng đảm bảo có một giấc ngủ ngon.
Tuy nhiên, để bỏ qua những giải pháp tránh làm phiền như trên, 1/3 số cặp vợ chồng được hỏi đã chọn đặt "bức tường ngăn cách" là ngủ phòng riêng.
Phương pháp này còn được gọi "ly hôn trên giường" hay "ly hôn khi ngủ" là thói quen dành cho những cặp vợ chồng không hòa hợp về thói quen ngủ. Thay vì phải nằm cạnh nhau, họ ưu tiên đảm bảo giấc ngủ quý giá của bản thân, cũng như là cách thức ngăn chặn sự oán giận làm xấu đi quan hệ vợ chồng.
Giấc ngủ kém sẽ khiến tâm trạng con người trở nên tồi tệ và những người thiếu ngủ có nhiều khả năng tranh cãi với bạn đời. Ảnh minh hoạ
Tina Cooper - một nhân viên xã hội cho rằng, ngủ khác phòng với chồng là thói quen ngủ của họ trái ngược nhau. "Tôi là một con cú đêm, anh ấy là một người thích dậy sớm. Tôi cần những âm thanh dịu êm để có thể chìm vào giấc ngủ, trong khi anh ấy thích sự im lặng.
Anh ấy thích một tấm nệm cứng, còn tôi thích những chiếc gối mềm mại, to. Vì tôi không thích ánh sáng mặt trời đầu ngày, anh ấy đã dành cho tôi phòng ngủ chính, nơi có ít ánh sáng hơn, trong khi anh ấy có căn phòng đón nắng, giúp anh được đón ánh bình minh yêu thích".
Cách bạn dành cả đêm ngủ chung với bạn đời cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động ban ngày. Sự hài lòng trong hôn nhân cũng như sức khỏe tâm lý và thể chất của bạn vì thế giảm sút. Việc thay đổi bản thân chỉ để làm hài lòng nhu cầu của đối tác có thể gây hại cho mối quan hệ về lâu dài.
Ngủ khác phòng đồng nghĩa với việc cả hai sẽ có một nơi riêng tư, nơi họ có thể thư giãn sau một ngày mệt mỏi.
Theo Danielle Kelvas, cố vấn y tế của chuyên trang Sleepline (Mỹ), dù khái niệm "ly hôn khi ngủ" thường bị hiểu theo nghĩa tiêu cực nhưng khi thực hiện đúng, nó có những tác động tích cực nhiều người không ngờ đến.
Lợi ích lớn nhất của việc ngủ riêng là có giấc ngủ chất lượng và cải thiện cả sức khỏe thể chất và tinh thần.
Ngủ khác phòng đồng nghĩa với việc cả hai sẽ có một nơi riêng tư, nơi họ có thể thư giãn sau một ngày mệt mỏi. Ảnh minh hoạ
Harris cho biết, giấc ngủ tốt có thể cải thiện trí nhớ, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, trầm cảm, đau tim, đột quỵ và tăng chất lượng cuộc sống tổng thể. Con người dành khoảng một phần ba cuộc đời để ngủ, do đó, việc ưu tiên cho giấc ngủ chất lượng cao là rất hợp lý.
Nghe có vẻ ngược nhưng ngủ riêng có thể mang các cặp vợ chồng đến gần nhau hơn, vì một giấc ngủ ngon sẽ giúp cải thiện tâm trạng của mỗi người. Ngoài ra, ly hôn khi ngủ có thể ngăn chặn cảm xúc tiêu cực tiềm ẩn, bắt nguồn từ việc ngủ không ngon giấc. Bạn rất dễ cảm thấy cáu kỉnh, bực dọc sau một đêm bị gián đoạn hoặc ngủ ít.
Nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học Y khoa Pittsburgh, ngủ chung giường với bạn đời mắc chứng ngủ không yên/mất ngủ... có thể khiến bạn mất 49 phút ngủ mỗi đêm. Khi một bên không có giấc ngủ ngon vì nửa kia, điều đó có thể sẽ dẫn đến xung đột giữa hai phía vào ngày hôm sau.
Thực tế chỉ ra rằng những cặp đôi có xu hướng ngủ không ngon giấc thường xuyên xảy ra xung đột so với những cặp thức dậy sau một đêm ngon giấc. Mặt khác, những người có giấc ngủ ngon thường có tâm trạng tốt, mức độ căng thẳng thấp hơn và kiên nhẫn hơn.
Ngáy, trằn trọc và trùm chăn kín đầu... là vài trong số nhiều lý do tại sao một số cặp vợ chồng chọn ngủ khác giường hoặc thậm chí khác phòng. Ảnh minh hoạ
Trong đêm, não của chúng ta trải qua các giai đoạn của giấc ngủ: ngủ nhẹ, ngủ sâu và REM (ngủ chuyển động mắt nhanh). Tuy nhiên, khi bạn làm gián đoạn chu kỳ này bởi việc thức dậy vào ban đêm, não của bạn dành nhiều thời gian hơn trong giai đoạn ngủ nhẹ và bỏ lỡ giai đoạn REM. Và nếu não không đủ thời gian để hoạt động ở giai đoạn REM, tình trạng cảm xúc và hiệu suất nhận thức của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Một số nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, ngủ bên cạnh một người khác có thể làm tăng thời lượng REM trong giấc ngủ. Đây là khi hoạt động của não tăng lên và khó vào giấc ngủ sâu hơn. Điều này có nghĩa là ngủ riêng sẽ làm giảm thời gian của giai đoạn REM, giúp người ngủ ít bị mất tập trung hay tỉnh dậy vì phiền nhiễu xung quanh.
Nếu cảm thấy rằng sự hiện diện của người kia ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, bạn cần trò chuyện về vấn đề này với họ. Tuy nhiên, hãy phải đảm bảo rằng bạn truyền đạt điều này một cách thích hợp để người còn lại không cảm thấy bị tổn thương hoặc hiểu nhầm.
Quan trọng nhất, không phải vì cả hai không ngủ cùng nhau mà dừng hẳn cả những cử chỉ yêu thương khác. Cả hai vẫn có thể dành thời gian âu yếm mỗi đêm trước khi ngủ ở không gian riêng. Hai người có thể xem truyền hình hoặc nghe podcast cùng nhau trước, để sau đó việc tách riêng ra không gian cá nhân không trở thành điều ngượng ngùng hay khó xử. Chính nỗ lực tiếp tục vun đắp tình cảm ngay cả khi đã bắt đầu ngủ riêng này sẽ giúp duy trì sự gần gũi trong mối quan hệ của cả hai.
Chồng sắp cưới bị 'câu' mất, cô gái gọi điện ngay cho người yêu của 'kẻ thứ 3' để hẹn gặp và cái kết bất ngờ
Chồng hốt hoảng chạy ra kiểm tra ô tô ở bãi xe thì chết lặng trước cảnh trong xe
GĐXH - Tức tốc chạy đến bãi đậu xe kiểm tra, anh lặng người khi thấy vợ đang “ân ái” cùng người đàn ông khác.