Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm toàn thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em mắc cúm A hoặc cúm B. Trong đó, có từ 3 đến 5 triệu ca bệnh nặng, 290 – 650 ngàn trường hợp tử vong do các biến chứng hô hấp.
Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm, có trên 800.000 người mắc bệnh cúm, dịch thường bùng phát mạnh vào mùa thu – đông. Tuy nhiên năm nay, dịch cúm A trái mùa đặc biệt nguy hiểm, ghi nhận những biến chứng mới như: động kinh, viêm não ở nhiều lứa tuổi. Bên cạnh đó, dịch sốt xuất huyết đang ở giai đoạn cao điểm cũng góp phần đe dọa sức khỏe của người dân, đặc biệt là trẻ em càng bị đe dọa. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, sau 5 năm sốt xuất huyết Dengue sẽ bùng lên thành dịch một lần. Trước đó, dịch sốt xuất huyết lớn nhất gần đây là vào năm 2017. Vì vậy, theo chu kỳ năm 2022 sốt xuất huyết có thể lại gây ra trận dịch lớn mà theo dự báo là vào khoảng tháng 12.
Trước những thay đổi bất thường của thời tiết, diễn biến nghiêm trọng của dịch bệnh, tình trạng quá tải bệnh viện kéo dài... khiến hầu hết các bậc cha mẹ đều vô cùng lo lắng cho sức khỏe của con mình. Với những cha mẹ có con từ 6 tháng đến 36 tháng thì nỗi lo lắng còn lớn hơn.
Tại sao trẻ 6-36 tháng tuổi hay bị ốm?
Sau 6 tháng những miễn dịch thụ động (qua rau thai và bú mẹ) sẽ mất dần, trẻ không nhận được kháng thể từ mẹ. Cũng từ giai đoạn này, cơ thể trẻ tự sản xuất ra kháng thể (miễn dịch chủ động) hoặc nhận kháng thể từ bên ngoài bằng cách tiêm phòng (miễn dịch thụ động). Nhưng hệ miễn dịch của trẻ phải đến 3 tuổi mới hoàn thiện. Vậy nên, khoảng thời gian từ 6 tháng đến 36 tháng là thời kì miễn dịch thụ động bị mất đi và miễn dịch chủ động chưa hoàn thiện - được gọi là thời kì khoảng trống miễn dịch. Với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ cũng khó chống lại các tác nhân gây bệnh.
Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm, tập bò, ngậm mút đồ chơi, đi học mẫu giáo… vì vậy cơ thể thường xuyên tiếp xúc với kháng nguyên và nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non yếu, vi khuẩn đường ruột và các men tiêu hóa chưa đủ cũng là 1 trở ngại lớn cho việc tiêu hóa thức ăn, nhất là với trẻ biếng ăn hoặc có chế độ ăn chưa phù hợp. Dẫn tới việc ăn không đủ dưỡng chất, làm suy giảm sức đề kháng ở trẻ. Đó cũng là lý do vì sao trẻ dở độ tuổi 6 tháng – 3 tuổi dễ ốm vặt hơn các độ tuổi khác.
Mẹ cần làm gì để phòng bệnh tốt nhất cho con?
Phòng bệnh cho con là điều quan trọng ở mọi thời điểm trong năm cho dù con ở bất kì lứa tuổi nào. Nhưng với con đang ở khoảng trống miễn dịch, mẹ càng cần chú ý nhiều hơn. Điều quan trọng nhất lúc này là mẹ cần lấp đầy khoảng trống miễn dịch đó để con có hệ miễn dịch khỏe, có khả năng ngừa bệnh tốt nhất.
Bên cạnh việc tiêm phòng đầy đủ, cho con ăn đầy đủ và cân bằng về dinh dưỡng, mẹ có thể lấp đầy khoảng trống miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung kháng thể IgG từ sữa non cho con. Người ta tìm thấy 5 loại kháng thể trong người, bao gồm kháng thể IgG, IgA, IgM, IgE, IgD; trong đó, IgG là loại kháng thể phổ biến nhất được tìm thấy. Vì thế, có thể coi kháng thể IgG là kháng thể cần thiết nhất cho hệ miễn dịch khỏe mạnh của trẻ.
Để bổ sung kháng thể IgG tự nhiên giúp con tăng cường miễn dịch, các chuyên gia đưa ra lời khuyên cha mẹ có thể cho con dùng thêm sữa non. Trong các loại sữa non, sữa non 24h của bò được thu hoạch trong vòng 24 giờ đầu sau sinh để đảm bảo hàm lượng các chất dinh dưỡng cao nhất. Đặc biệt, kháng thể IgG trong sữa non 24h chiếm tới 70 - 80% tổng hàm lượng Immunoglobulin. Mẹ hãy tham khảo thêm bộ sản phẩm ColosBaby - bộ sản phẩm được ứng dụng sữa non ColosIgG 24h chọn lựa sử dụng cho con nhé.
VitaDairy- đơn vị trải qua hơn 17 năm nghiên cứu dinh dưỡng và thành công trong việc ứng dụng sữa non - đặc biệt là sữa non ColosIgG 24h, được nhập khẩu độc quyền từ Mỹ với chất lượng hàng đầu thế giới và các sản phẩm dinh dưỡng giúp tăng cường miễn dịch, mang lại hệ miễn dịch khỏe. Các sản phẩm bổ sung kháng thể IgG tự nhiên từ sữa non ColosIgG 24h với hàm lượng chuẩn khoa học và kết hợp nhiều dưỡng chất giúp trẻ có miễn dịch khỏe, phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp, đặc biệt là trong giai đoạn "khoảng trống miễn dịch" giúp trẻ có nền tảng miễn dịch khỏe phát triển toàn diện từ bên trong.