Đây là lý do bạn không nên ăn đầu tôm nhưng nhiều người không biết lại tưởng chúng bổ
06:18, Thứ sáu 10/05/2024( PHUNUTODAY ) - Đầu tôm là phần được nhiều người cho rằng có nhiều dinh dưỡng nhưng thực ra chúng lại là bộ phận có thể gây độc hại.
Trong các loại thực phẩm tự nhiên thì tôm là một loại thực phẩm giàu protein, canxi và được nhiều người yêu thích sử dụng bồi bổ. Nhiều người dùng tôm như một nguồn thực phẩm dinh dưỡng tốt hàng đầu cho trẻ, phụ nữ sau sinh, người lớn... Đặc biệt dân gian tương truyền rằng đầu tôm rất bổ, ở đó có mắt tôm giúp bổ mắt, có nhiều canxi bổ xương... Đầu tôm còn là món đặc sản đắt tiền ở một số nhà hàng.Nhiều người hay xay đầu tôm nấu canh vì cho rằng chúng giúp ngọt nước canh, bổ sung canxi tốt.
Thế nhưng thực tế các chuyên gia cho hay dinh dưỡng của tôm nhiều nhất nằm trong phần thịt tôm.
Dinh dưỡng tập trung trong thịt chứ không phải trong đầu hay vỏ tôm
Lý do không nên ăn đầu tôm
Đầu tôm không hề giàu canxi như nhiều người tưởng. Trong khi đó đầu tôm thực chất là bộ phận chứa nhiều cặn bã, chất bẩn, thậm chí có ký sinh trùng. Tôm sinh sống trong tự nhiên có thể nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadimi... thì bộ phận đầu tôm sẽ tích tụ các kim loại nặng này nhiều nhất. Tôm bị nhiễm ký sinh trùng thì chúng cũng tập trung ở đầu tôm nhiều nhất.
Còn chuyện ăn gì bổ nấy, cho rằng ăn đầu tôm có chứa mắt tôm nên giúp sáng mắt cũng không có cơ sở.
Bởi thế dùng đầu tôm không tốt như dân gian truyền miệng mà còn nhiều nguy cơ nhiễm độc, nhiễm chất bẩn gây hại cho cơ thể.
Khi sơ chế tôm nên loại bỏ chỉ tôm và đầu, vỏ tôm
Các bộ phận khác của tôm cũng không nên ăn
Ngoài đầu tôm thì những bộ phận dưới đây của tôm cũng không nên ăn:
- Vỏ tôm: Nhiều người nói vỏ tôm cứng do nhiều canxi nên tích cực xay vỏ, hoặc ăn tôm cả vỏ để tận hưởng nguồn canxi. Nhưng thực chất vỏ tôm cực kỳ ít canxi. Canxi tập trung ở thịt tôm. Vỏ tôm thì cấu tạo bằng hợp chất chitin chứ không phải canxi. Thế nên việc ăn vỏ tôm không có dinh dưỡng như bạn kỳ vọng mà còn có thể gây khó tiêu hóa. Trẻ nhỏ, người già ăn tôm cả vỏ có thế dễ bị hóc, bị kích thích cổ họng nên gây rát họng, ho nhiều hơn. Bởi thế tốt nhất khi ăn tôm to thì nên bóc bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài
- Chỉ lưng tôm: Chỉ lưng tôm thực chất là đường tiêu hóa của tôm. Chỉ lưng tôm đen là do trong nó chứa các chất thải của tôm. Vì thế chỉ tôm bẩn và tanh. Thế nên khi làm tôm và khi ăn nên loại bỏ phần đường chỉ này để đảm bảo sạch sẽ và thơm ngon.
Tác dụng trị bệnh thực sự của cây Xạ Đen là gì?‘Hạ gục’ tiểu đường, mỡ máu, mỡ thừa, huyết áp cao chỉ với 1 loại hạt đen ngâm giấm